
Táo bón là triệu chứng thường gặp trong chế độ ăn uống hằng ngày, không giới hạn bởi bất kì độ tuổi hay giới tính nào. Táo bón khiến cho người bệnh có cảm giác bụng đầy hơi, đau bụng, khó đi vệ sinh,.. Vậy vì đâu mà bị táo bón, khi bị thì nên ăn gì, cách điều trị ra sao,.. Hãy cùng Thạch An tìm hiểu về táo bón qua bài viết dưới đây nhé.
Táo bón là gì?
Táo bón là thuật ngữ y khoa mô tả tình trạng giảm nhu động ruột hoặc khó đi đại tiện. Thói quen đại tiện của mọi người là khác nhau, nhưng những người bị táo bón thường đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần.
Nguyên nhân gây táo bón
Táo bón thường xảy ra khi phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa hoặc không thể loại bỏ phân khỏi trực tràng. Táo bón thường do các nguyên nhân sau đây
- Nhịn đi đại tiện
- Dư canxi
- Hấp thụ quá nhiều sắt
- Chế độ ăn nhiều chất béo ít chất xơ
- Phụ thuộc thuốc nhuận tràng
- Đái tháo đường
Và 1 số yếu tố khác như:
- Bị mất nước
- Ít hoạt động thể chất
- Dùng thuốc: an thần, giảm đau opioid, chống trầm cảm, hạ huyết áp.
- Có tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn ăn uống.
Những ảnh hưởng khi bị táo bón kéo dài
- Bệnh trĩ: Trĩ khiến cho người bệnh khó đi, gây đau đớn, xuất huyết hậu môn khi đi đại tiện. Cố gắng đi tiêu có thể gây sưng các tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn.
- Rách hậu môn: Phân lớn hoặc cứng có thể gây ra những vết rách nhỏ ở hậu môn. Điều này khiến cho bệnh nhân đau rát ở hậu môn, đi ngoài ra máu và cơ thể suy nhược, mệt mỏi do mất máu.
- Phân không thể tống ra ngoài: Táo bón mạn tính có thể gây tích tụ phân cứng bị mắc kẹt trong ruột của bạn. Điều này khiến cho bệnh nhân luôn có cảm giác không thể đi vệ sinh hoặc đi vệ sinh không hết.
- Sa trực tràng: Rặn khi đi tiêu có thể khiến một phần nhỏ trực tràng căng ra và nhô ra khỏi hậu môn.
- Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Cách chăm sóc và phòng tránh táo bón
Để phòng tránh được tình trạng bị táo bón, bạn nên chú ý chăm sóc cơ thể với 3 điểm chính như sau:
Đi vệ sinh đúng thời điểm
Hãy tập thói quen đi vệ sinh, kể cả đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày, như buổi sáng trước khi ngủ dậy hoặc sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống thường quyết định nhiều đến tình trạng táo bón. Nhìn chung, bạn cần phải bổ sung đầy đủ chất xơ từ các loại thực phẩm như trái cây, rau quả và ngũ cốc. Ngoài ra, cơ thể cần được cung cấp đủ nước, như người bệnh thì uống khoảng 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm gây táo bón như thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật, đường, rượu, trà và cà phê.
Tập thể dục
Thói quen tập thể dục mỗi ngày sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể được tốt hơn, giúp cho các bộ phận được khỏe mạnh kể cả nhu động ruột. Chẳng hạn, bài tập từ vị trí đầu gối đến ngực sẽ kích thích sự hoạt động của bộ phận nhu động ruột, nhờ đó giảm bớt chứng táo bón.
Những thực phẩm người bệnh táo bón nên ăn
Mận khô
Mận khô được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc tự nhiên trị táo bón. Chúng chứa lượng chất xơ cao, với gần 3 gam chất xơ trong 40 gam.
Táo
Một quả táo vừa còn nguyên vỏ (khoảng 200 gam) chứa 4,8 gam chất xơ. [3].
Phần lớn trong táo có chứa chất xơ không hòa tan và một phần chất xơ hòa tan, chủ yếu ở dạng pectin. Pectin hoà tan trong nước thành dạng gel, được vi khuẩn lên men nhanh chóng để tạo thành axit béo chuỗi ngắn, có thể kéo nước vào ruột kết, làm mềm phân và giảm thời gian vận chuyển trong ruột
QUả lê
Lê là một loại trái cây giàu chất xơ, với khoảng 5,5 gam chất xơ trong một quả cỡ trung bình (khoảng 178 gam)
Bên cạnh lợi ích về chất xơ, lê còn chứa nhiều đường fructose và sorbitol đặc biệt cao so với các loại trái cây khác
Quả kiwi
Một quả kiwi (khoảng 75 gam) chứa khoảng 2,3 gam chất xơ [9].
Quả kiwi là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho sức khỏe của hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất. Actinidin có trong quả kiwi cũng có tác dụng tăng nhu động ruột. [10].
Actinidin là một loại enzym giúp phân giải protein tự nhiên và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa ở dạ dày và hồi tràng.
Các loại trái cây có múi
Các loại trái cây có múi như cam, bưởi và quýt là một món ăn nhẹ và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.
- Một quả cam (khoảng 154 gam) chứa 3,7 gam chất xơ
- Một quả bưởi (khoảng 308 gam) chứa gần 5 gam chất xơ
Trái cây có múi cũng rất giàu chất xơ hòa tan – pectin, đặc biệt trong vỏ của chúng. Pectin có thể đẩy nhanh thời gian vận chuyển trong ruột già và giảm táo bón
Sữa chua
Vi khuẩn lactic có trong sữa chua là một loại probiotic, rất tốt cho đường tiêu hóa của bạn. Ăn sữa chua giúp kiểm soát hệ vi sinh vật trong đường ruột, tăng lợi khuẩn và giảm sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Do đó, người táo bón nên ăn từ 2 – 3 hộp sữa chua hằng ngày để cải thiện rõ rệt chứng táo bón và tăng cường sức khoẻ đường ruột.
Thạch đen và các sản phẩm từ thạch
Vì thạch sương sáo đen rất giàu chất xơ nên nó rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, loại thạch này giúp điều trị táo bón một cách tự nhiên. Nếu bạn đang mắc phải tình trạng này, nên thêm thạch sương sáo đen vào chế độ ăn uống hàng ngày để thấy được hiệu quả không ngờ của nó.
Các sản phẩm được làm từ thạch đen của nhà Thạch An
Siro Thạch An
Thạch đen Thạch An
Và mới nhất là sản phẩm Thạch An thực dưỡng rất tốt để trị bệnh táo bón
Như vậy, Thạch An đã giúp bạn hiểu rõ hơn về táo bón là gì? Bị táo bón nên ăn gì? Nguyên nhân và cách trị táo bón ra sao rồi đấy. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn để phòng ngừa được chứng táo bón khi gặp phải nhé!