Là người gắn bó với vùng đất Cao Bằng đã lâu. Cũng chính ở nơi đây, chị Trần Thị Vượng đã tìm thấy được tín hiệu khởi nghiệp từ cây thạch đen – loài cây đã trở thành đặc trưng của vùng đất Cao Bằng ngày nay.
Trước đây, cây thạch đen( sương sáo) chủ yếu xuất thô sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Vì vậy giá trị đem lại rất thấp. Lúc bấy giờ, chưa có ai nhận biết hay đủ niềm tin để thương mại hóa loại nguyên liệu này.
Là người nhận thấy tiềm năng và giá trị kinh tế cao từ cây thạch đen. Chị Trần Thị Vượng đã mang nó về xuôi, chính là tỉnh Bắc Ninh. Chị bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất thạch đen, tạo dựng thị trường và khai thác những tiềm năng của loại cây này. Chị cũng là người nhận ra lợi thế địa phương, tham gia chế biến sâu và kết nối cung cầu tiêu thụ. Đem thạch đen của tỉnh Cao Bằng tới mọi miền tổ quốc.
Từ hành trình đó, doanh nghiệp đã trở nên vững mạnh. Giá trị cây thạch đen cũng vì thế mà tăng lên. Bà con có cơ hội thoát nghèo, nâng cao thu nhập. Chị vẫn luôn cố gắng trong việc quảng bá sản phẩm thạch đen, hình ảnh của núi rừng Đông Bắc tới mọi người xung quanh. Thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề khác, góp phần vào việc thúc đẩy du lịch miền núi, khơi gợi niềm hứng khởi bất tận của giới trẻ ngày nay.
Thập niên 1990, chị Vượng lập nghiệp trên miền biên giới tỉnh Cao Bằng. Công việc ban đầu của chị là kế toán trong một công ty xây dựng. Sau này, chị theo học tiếp Đại học Xây dựng. Năm 2007 chị thành lập công ty tư vấn xây dựng với mục đích phát triển sự nghiệp. Nhưng không ngờ, nhân duyên đã giúp chị rẽ sang một hướng khác.
Chị Trần Thị Vượng, Giám đốc công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Cao Bằng
Năm 2011, chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thật tình cờ, mảng nhận thầu của chị có liên quan tới quy hoạch các xã huyện thuộc tỉnh Cao Bằng. Trong đó có huyện Thạch An, vùng đất vàng của cây thạch đen.
Khi làm đồ án quy hoạch tại Thạch An, chị thấy cây thạch đen địa phương rất có tiềm năng. Đáng tiếc, người dân chỉ biết trồng, thu hoạch và bán thô sang Trung Quốc. Thị trường vì thế phụ thuộc rất nhiều vào thương lái. Đồng thời, thời tiết thất thường khiến mùa được mùa mất, đời sống người dân vô cùng bấp bênh.
Thị trường thạch đen lúc bấy giờ vô cùng nhộn nhạo. Con đường thương mại hóa sản phẩm này vẫn còn bỏ ngỏ. Hầu hết các sản phẩm thạch đen trên thị trường đều từ các cơ sở thủ công nhỏ lẻ. “Công nghệ làm thạch bằng xô chậu” rất mất vệ sinh. Điều đó khiến người dùng quay lưng với sản phẩm thạch đen. Đời sống người dân vùng trồng nguyên liệu đã khó nay càng khó hơn.
Là một người trẻ, tràn đầy nhiệt huyết. Chị trăn trở tìm cách giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Tận dụng nguồn tài nguyên khổng lồ đang bị bỏ quên. Chị nghĩ, sao mình không kinh doanh thạch đen sạch? Sau đó xuất tới những thị trường tiềm năng? Nghĩ là làm. Chị chính thức bước đầu khởi nghiệp với sản phẩm thạch đen Thạch An. Từ đây, mọi thứ xung quanh chị đều gắn liền với cây thạch đen. Công ty cổ phần Chế biến Thực phẩm Cao Bằng (CAOBANGFOOD) có một sản phẩm chất lượng cao cung cấp ra thị trường.
Thạch đen có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu làm không đúng cách rất dễ khiến thạch mất vệ sinh. Người dân địa phương chế biến thạch đen hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào tay người nấu. Có người ý thức được vệ sinh thực phẩm, có người không. Vì nấu theo kiểu thủ công nên để có một sản phẩm sạch hoàn toàn là rất khó. Sản phẩm cũng có thể bị ô nhiễm bởi bụi bẩn, vi khuẩn, các dụng cụ thô sơ không được vệ sinh sạch sẽ,…
Ví dụ, thạch đen đông rất nhanh nên luôn phải chiết rót vào hộp ở nhiệt độ cao. Khi đóng vào các hộp nhựa dễ gây ra tình trạng phát thải ngược. Người ăn rất dễ bị ngộ độc. Đây chỉ là một trong vô vàn các ví dụ từ các công đoạn sản xuất. Sản xuất theo phương pháp thủ công rất khó đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Còn chưa kể đến việc sử dụng phụ gia, chất tạo màu, tạo đông…vào sản xuất. Bằng chứng là các vụ thực phẩm bẩn liên tiếp bị khui ra trong thời gian ngắn khiến nhiều người tá hỏa.
Sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm là nhu cầu đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng. Nắm bắt được tâm lý này của một bộ phận khách hàng, CAOBANGFOOD đã sản xuất ra thạch đen. Với hình thức sản xuất theo công nghệ và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
Theo chia sẻ của chị Vượng, giám đốc công ty CAOBANGFOOD. Hiểu rõ được phương pháp chế biến truyền thống nên khi sản xuất trên quy mô lớn, chị tin là mình sẽ thành công . Chị là người cầu thị, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới rất nhanh. Không quá khó để chị tiếp thu các bí quyết truyền thống của người bản địa. Trong quá trình sản xuất, chị cũng chú ý tới những phản hồi của khách hàng. Liên tục hoàn thiện sản phẩm. Cuối cùng, thạch đen Thạch An đã có một quy trình sản xuất ổn định, chất lượng cao. Hoàn toàn đáp ứng được với các yêu cầu khắt khe của thị trường tiêu dùng Việt Nam.
Chị Vượng cũng là người có khả năng tạo dựng thị trường, am hiểu quá trình thương mại hóa sản phẩm. Sản phẩm thạch đen Thạch An trở thành món quà vô giá của thiên nhiên. Thương hiệu thạch đen mang tên THẠCH AN cũng bắt nguồn từ việc theo đuổi nguyên tắc chất lượng sản phẩm. An tâm khi chọn, an lành khi ăn. Đồng thời đây cũng là tên huyện Thạch An- nguồn nguyên liệu sản xuất thạch đen nổi tiếng của Cao Bằng.
Sản xuất thạch đen chịu sự tác động lớn từ các ảnh hưởng của môi trường. Nếu làm không cẩn thận, các tạp chất trong thạch còn độc hơn các dưỡng chất nó đem lại. Thạch đen là món không thể thiếu trong những ngày hè. Là món yêu thích của các tín đồ làm đẹp cũng như các em nhỏ. Thậm chí vào mùa đông, đây vẫn là món yêu thích của nhiều gia đình.
Sau nhiều năm ấp ủ ý định sản xuất, năm 2014 CAOBANGFOOD chính thức cho ra đời sản phẩm thạch đen mang nhãn hiệu THẠCH AN. Sản phẩm THẠCH AN được cải tiến từng bước về mặt chất lượng, bao bì lẫn cách thức phân phối. Công ty luôn trung thành với đường lối: Thực hành cải tiến liên tục về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn.
(Một góc hình ảnh trong nhà máy chế biến của CAOBANGFOOD)
Để đáp ứng chất lượng sản phẩm và có chỗ đứng trong các hệ thống siêu thị hàng đầu Việt Nam như: Co.opmart, Co.opfood, VinMart, VinMart+, Intimex, AEON, Big C, Lotte Mart, SATRAMART, SATRAFOODS…
Công ty phải thực hành nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Thạch đen THẠCH AN ra đời là một cuộc cách mạng trong sản xuất thạch đen của tỉnh Cao Bằng ngay trong nhà máy của chị ở cả hai miền. Bắc Ninh( miền Bắc) và TP Hồ Chí Minh( miền Nam).
Thạch được sản xuất theo quy trình khép kín, tự động, không chạm. Được kiểm duyệt khắt khe về chất lượng sản phẩm. Chính điều ấy đã thúc đẩy sản phẩm trên thị trường phải có chất lượng cao. Nhiều cơ sở sản xuất đi sau phải cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thạch đen THẠCH AN luôn có ưu thế vượt trội về mặt chất lượng lẫn đảm bảo dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Là người dẫn đầu thị trường cũng giúp chị có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình xây dựng thương hiệu. Công ty gặt hái được nhiều thành quả, thị trường phủ rộng toàn quốc và nhận được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng.
Thạch đen làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên từ cây thạch đen thêm bột lọc, bột năng, đường để tạo ra thành phẩm. Nói không với tạp chất và chất bảo quản trong quá trình sản xuất.
THẠCH AN ngon, mềm mượt, mát lành, bổ dưỡng. Hỗ trợ người ăn kiêng, người có bệnh tiểu đường, các bệnh nóng trong,…. Thạch đen THẠCH AN cam kết 100% về chất lượng sản phẩm. Từ nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, đóng gói sản phẩm. Đảm bảo các dưỡng chất thiết yếu cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm trong từng chi tiết.
Chị Vượng chia sẻ, cây thạch đen rất kì lạ, nó tự làm sạch chính mình. Nếu cây nguyên liệu bị nhiễm bẩn, chất hóa học, thành phẩm nấu ra sẽ không đông. Nếu thạch không đông, nhiều nơi sẽ đối phó bằng cách thêm chất tạo đông. Còn với CAOBANGFOOD: Nói không với mọi loại hóa chất. Nếu thạch không đông, công ty sẽ đổ bỏ nguyên liệu. Thạch đen Thạch An là sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu thuần tự nhiên.
Thêm vào đó, cây thạch đen được trồng trên nương rẫy hút dưỡng chất từ tro đốt rẫy mới làm thạch đông tự nhiên và ngon nhất. Chỉ cần cho thêm 5-6% bột lọc, bột năng là thạch đông dễ dàng. Đặc biệt, cây thạch đen của công ty chị chỉ có thể trồng ở 7 xã trong huyện Thạch An. Vì những nơi này mới thích hợp về khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác. Người dân nơi đây đã gắn bó với việc trồng cây nguyên liệu từ vài chục năm nay.
Nhằm hoàn thiện sản phẩm ngày một tốt hơn, công ty còn thực hiện nâng cao chất lượng bao bì. Trước kia sản phẩm chỉ đựng trong hộp giấy thông thường thì nay cải tiến bằng hộp giấy kín có đáy vuông sáu lớp, tráng alumin chịu nhiệt cao. Việc bảo quản sản phẩm tốt hơn, quá trình chiết nóng sản phẩm cũng thuận lợi hơn. Tránh nấm mốc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào sản phẩm.
Thạch An có các dòng sản phẩm như thạch có đường, thạch đen trân châu, Boonghey siro Thạch An.
Hàng năm công ty tiêu thụ ra thị trường hàng chục ngàn tấn sản phẩm với doanh thu hàng chục tỉ đồng. Chỉ với sản phẩm thạch đen, chị Vượng và CAOBANGFOOD đã chạm tay đến “mỏ vàng” của tỉnh Cao Bằng. Từ một sản phẩm bình thường trở thành sản phẩm có tiềm năng lâu dài cho tỉnh cũng như toàn vùng.
Thạch đen Cao Bằng cũng thu hút du khách khám phá vùng đất Cao Bằng nơi đây. Thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng nông sản khác và các hoạt động du lịch địa phương.
Tháng 12/2020, nghị định thư xuất khẩu cây thạch đen sang Trung Quốc theo đường chính ngạch có hiệu lực. Điều này đã mở ra những cơ hội cho cây thạch đen. Nghề trồng thạch đen nắm trong tay một cơ hội lớn, khi giá nguyên liệu thạch đen tăng mạnh. Là tín hiệu đáng mừng cho kinh tế toàn bộ vùng Đông Bắc.
Việc CAOBANGFOOD và các doanh nghiệp chế biến sâu như vậy ra đời đã thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm cho cây thạch đen. Nhà máy tăng năng lực sản xuất và mở rộng thị trường sẽ thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu. Giúp công ty phát triển lớn mạnh và bà con các dân tộc miền núi xóa đói giảm nghèo, tiếp cận cơ hội làm giàu. Biến cây thạch đen thành cây nông sản xuất khẩu chủ lực của nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Cao Bằng.